Quặm mi là tình trạng bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu, khiến lông mi cọ xát với mắt gây mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc. Bệnh có thể khiến mắt bị mẩn đỏ, kích ứng và trầy xuóc giác mạc làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo giác mạc, làm tăng nguy cơ bị viêm loét giác mạc, nguy hiểm hơn là giảm sút thị lực và mù lòa hoàn toàn.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.BS Trần Tuyết Nhung – Trưởng khoa Tổng Hợp Bệnh viện Mắt Hà Nội.
I. QUẶM MI LÀ BỆNH GÌ?
- Quặm mi là tình trạng bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu, khiến lông mi cọ xát với mắt gây mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc. Quặm mi có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh và người lớn tuổi, gây khó chịu cho bệnh nhân cả về mặt thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh có thể khiến mắt bị mẩn đỏ, kích ứng và trầy xuóc giác mạc làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo giác mạc, làm tăng nguy cơ bị viêm loét giác mạc, nguy hiểm hơn là giảm sút thị lực và mù lòa hoàn toàn.
II. NGUYÊN NHÂN
- Quặm mi bẩm sinh: là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ sát vào giác mạc, do khuyết tật cấu trúc của sụn mi, tăng sản cơ vòng mi và lớp da gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh tiến triển ngày càng nặng nếu không được điều trị, gây viêm loét giác mạc để lại sẹo, ảnh hưởng đến thị lực lâu dài của trẻ.
- Quặm mi do tuổi già: đây là nguyên nhân phổ biến nhất, xảy ra do lão hóa, khiến các mô nâng đỡ mi bị lỏng lẻo. Lông mi bị quặp vào trong gây ngứa, khó chịu, chảy nước mắt, đỏ mắt…
- Quặm mi do co thắt: thường xảy ra ở mi dưới. Người bệnh sang chấn sau phẫu thuật hoặc bị viêm ở mắt có thể bị co thắt mi mạn tính, nheo mắt kéo dài khiến bờ mi bị cuộn vào trong gây bệnh lông quặm.
- Quặm mi do sẹo: là biến chứng của bệnh về kết mạc và sụn mi như bệnh mắt hột , hội chứng Stevens – Johnson, bỏng hoá chất, bệnh Pemphigut mắt… Sụn mi mắt khi đó bị uốn cong vào trong, kết mạc mi có sẹo, đôi khi có dính mi một phần.
III. TRIỆU CHỨNG
- Chảy quá nhiều nước mắt.
- Đóng vảy cứng ở mi mắt và tiết dịch nhầy.
- Cảm giác cộm có cát trong mắt.
- Đau khi nhìn thấy ánh sáng chói.
- Giảm thị lực.
IV. ĐIỀU TRỊ
- Nội khoa: sử dụng các dung dịch bôi trơn tra vào mắt. Trường hợp quặm mi nhẹ, chỉ có vài lông xiêu và chưa có biến chứng có thể đốt điện, áp lạnh hoặc laser. Tuy nhiên, các phương pháp này thường hiệu quả không cao, hay tái phát nên phải làm nhiều lần.
- Ngoại khoa: muốn điều trị triệt để phải can thiệp bằng phẫu thuật.
V. PHÒNG NGỪA
- Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Rửa mặt và vệ sinh mắt bằng khăn sạch, tránh dùng chung khăn với người khác.
- Đeo kính bảo vệ mắt, đặc biệt là khi ra ngoài hoặc làm việc trong điều kiện nhiều cát, bụi, nắng…
- Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt có khả năng gây biến chứng quặm mi, như đau mắt hột.
- Cải thiện điều kiện môi trường, giữ môi trường xung quanh sạch và trong lành.
Hi vọng với những chia sẻ dưới góc nhìn khoa học của Bệnh viện Mắt Hà Nội sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến quý khách hàng để có những lựa chọn đúng đắn nhất trong thăm khám và điều trị.
Quý khách hàng có thể đến khám tầm soát bệnh lý quặm mi và nhận tư vấn trực tiếp bởi những chuyên gia Nhãn Khoa đầu ngành tại khoa Khám Bệnh Bệnh viện Mắt Hà Nội hoặc liên hệ qua Hotline 0848 95 8866 để nhận hỗ trợ.