SỞ Y TẾ HÀ NỘI

BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI

NHẬN DIỆN 24 HÌNH THỨC LỪA ĐẢO QUA MẠNG MỚI NHẤT HIỆN NAY

Vấn đề lừa đảo trực tuyến đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao. Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, cùng Bệnh viện Mắt Hà Nội tìm hiểu về nội dung, hình thức và có biện pháp phòng tránh nhé!

Tại họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ TT&TT, Văn phòng Bộ TT&TT đã cho biết, tháng 10 vừa qua, Cục An toàn thông tin đã tổ chức rà soát và ghi nhận 53 website bị chèn nội dung quảng cáo không phù hợp, bao gồm 22 website thuộc 12 bộ, ngành và 31 website thuộc 24 tỉnh, thành phố.

Trong tháng 8 và 9/2023, Cục An toàn thông tin cũng đã rà soát và có cảnh báo tới các bộ, ngành, địa phương về tình trạng các website cơ quan nhà nước tên miền .gov.vn bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung quảng cáo không phù hợp. Cụ thể, số website được cảnh báo trong tháng 8/2023 là 38 trang của 5 bộ, ngành và 10 địa phương; và tháng 9/2023 là 67 trang của 8 tỉnh, thành phố và 10 Bộ, Ngành.

Vấn đề lừa đảo trực tuyến đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam:

  • Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”.
  • Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.
  • Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.
  • Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.
  • Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.
  • Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.
  • Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.
  • Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…
  • Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)
  • Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.
  • Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.
  • Lừa đảo tuyển CTV online.
  • Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.
  • Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.
  • Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.
  • Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.
  • Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.
  • Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.
  • Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.
  • Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.
  • Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.
  • Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…
  • Rải link lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.
  • Lừa đảo cho số đánh đề.

Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được kẻ lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng… Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ lừa đảo thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.

Chúng ta cần làm gì để không bị mất tiền oan ?

Với những hình thức lừa đảo như trên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, người dân cần cảnh giác: không chuyển tiền cho bất cứ ai khi chưa biết rõ họ; Cơ quan nhà nước Không làm việc qua điện thoại; Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai; Gọi điện xác nhận khi có người nhắn tin vay, mượn tiền; Những cách kiếm tiền “việc nhẹ, lương cao” trên mạng đều là lừa đảo.

Ngoài ra, người dân, khách hàng cũng có thể liên hệ với công an nơi gần nhất để thông báo và nhờ trợ giúp xác minh thông tin, đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Tổng hợp: Đỗ Phương CTXH

Bài viết liên quan