SỞ Y TẾ HÀ NỘI

BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI

CẦN LÀM GÌ NẾU CON BẠN NÓI RẰNG KÍNH MỚI GÂY NHỨC ĐẦU

Nhức đầu là một triệu chứng phổ biến khi trẻ phải thích nghi với một cặp kính mới, một quá trình “thích nghi với kính mới” có thể mất đến hai tuần. May mắn thay, bạn có thể áp dụng những cách sau giúp con mình chấm dứt cơn đau đầu vì kính mới.

1. Kính mới có thể gây đau đầu cho trẻ như thế nào?

Trước tiên, hãy cùng khám phá lý do tại sao kính mới có thể gây đau đầu cho trẻ:

  • Đeo kính không đúng độ
  • Mắt trẻ phải điều chỉnh để phù hợp với một cặp kính mới và nhìn mọi thứ từ một góc nhìn mới, điều này có thể khiến cơ mắt của chúng làm việc quá sức. Các cơ mắt bị căng có thể gây mỏi mắt, mỏi mắt và thậm chí là mờ mắt, điều đó đều có thể dẫn đến đau đầu khi đeo một chiếc kính mới.
  • Đeo kính có gọng quá chật khiến càng kính bị ép chặt vào thái dương, gây ra các biểu hiện nhìn mờ, nhức mắt. Gọng kính quá chặt nếu không ảnh hưởng thì cũng làm người đeo cảm thấy khó chịu.
  • Độ quang sai của tròng kính, khoảng cách đồng tử chưa chính xác hoặc kính thiếu chất lượng cũng có thể gây nhức đầu.


2. Cách giảm đau đầu do đeo kính mới cho trẻ
– Cho trẻ tháo kính khi cơn đau bắt đầu : trẻ nên đeo kính theo đúng số của mình, nhưng bạn có thể tháo kính ra khi trẻ cảm thấy bị đau mắt , nhức đầu hoặc chóng mặt khi đeo kính mới. Khi trẻ cảm thấy ổn thì cho trẻ đeo lại kính mới để mắt trẻ có thể điều chỉnh thích nghi dần dần. Không nên để trẻ quay lại đeo lại số kính cũ để giảm bớt sự khó chịu, điều đó sẽ chỉ làm trì hoãn quá trình điều chỉnh số kính mới phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, đau đầu và mỏi mắt sẽ giảm dần sau vài ngày.

– Điều chỉnh kính đeo mắt của con bạn: trẻ có thể bị đau đầu vì gọng kính không vừa với đầu. Để xác định xem độ vừa vặn của gọng kính có thể gây đau đầu cho trẻ hay không, hãy xác định vị trí kính đeo trên mặt chúng (kính có bị trượt xuống không? Chúng có để lại vết đỏ trên mũi không? Chúng có quá chặt ở hai bên không? kính có vừa khít với khuôn mặt của con bạn không?). Đôi khi chỉ cần điều chỉnh một chút đối với phần mũi trẻ đã cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi tự mình thực hiện những điều chỉnh này, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ nhãn khoa để thực hiện điều chỉnh kính nhanh chóng, chính xác.


– Làm sạch tròng mắt kính: nếu trẻ vẫn bị nhức đầu sau khi đeo kính mắt trong vài ngày hoặc sau khi bạn đã cố định gọng kính vừa vặn, bạn có thể chú ý kiểm tra tròng kính. Nếu trẻ cầm kính nhiều, chúng có thể khiến tròng kính bám đầy bụi và vết ố. Lau kính của trẻ cẩn thận bằng khăn mèm hoặc khăn lau kính và dung dịch lau rửa kính mắt chuyên dụng.
– Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa: nếu con bạn tiếp tục bị đau đầu sau khi điều chỉnh gọng kính và làm sạch tròng kính, bạn nên đưa trẻ tái khám với bác sĩ nhãn khoa. Có thể có vấn đề với đơn kính của trẻ. Bác sĩ nhãn khoa điều trị cũng có thể kiểm tra lại mắt của trẻ để xem liệu có vấn đề gì phát triển kể từ lần khám mắt gần đây của trẻ hay không và thực hiện điều chỉnh lại kính mới phù hợp hơn.

 

Bài viết liên quan